CTĐT ngành Kỹ thuật xây dựng

 

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

 

Tên nghề:                  KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trình độ đào tạo:    Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên.

Số lượng môn học, mô-đun đào tạo: 08

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

I.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

  1. Kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ nghề nghiệp.

+ Kiến thức :

            – Hiểu được tính năng sử dụng của các loại vật liệu dùng trong xây dựng,

            – Nhận biết được thiết bị, dụng cụ điện và vận dụng được các biện pháp an toàn về điện khi thi công;

            – Vận dụng được những kiến thức cơ bản về công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn lao động;

            – Liệt kê được nội dung công tác chuẩn bị về  mặt bằng và trang thiết bị thi công;

            – Hiểu được cách xác định tim mốc và công tác thi công đào đắp bằng phương pháp thủ công;

            – Trình bày tác dụng của từng loại cốp pha, cốt thép giàn giáo khi thi công kết cấu bê tông cốt thép;

            – Hiểu được qui trình thi công bê tông: Trộn, vận chuyển, đổ, san đầm và bão dưỡng, sửa chữa khuyết tật bê tông, lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn;

            – Trình bày được nội dung, phương pháp và yêu cầu kỹ thuật xây gạch;

            – Trình bày được nội dung các phương pháp kỹ thuật xây, lát đá;

            – Trình bày được qui trình công tác trát, láng, ốp;

            – Nhận biết được những kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành áp dụng vào thực tế để thi công các công trình tại những đơn vị sản xuất;

+ Kỹ năng:

            – Phân biệt được các loại vật liệu dùng trong xây dựng, biết cách trộn vữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tính toán xác định liều lượng cấp phối vữa xây, trát, cấp phối bê tông

            – Thực hiện được những nội dung cơ bản về công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn lao động

            – Thực hiện được cách xác định tim mốc và công tác thi công đào đắp bằng phương pháp thủ công;

            – Lắp dựng  được các loại cốp pha khi thi công kết cấu bê tông cốt thép đơn giản;

                – gia công và lắp đặt được các loại cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép đơn giản;

            – Thực hiện  được qui trình thi công bê tông: Trộn, vận chuyển, đổ, san đầm và bảo dưỡng;

             – Sửa chữa được các khuyết tật của bê tông sau khi tháo dỡ cốp pha.

            – Làm được các nội dung trong công tác xây gạch, xây lát đá và công tác trát, láng, lát, ốp và hoàn thiện công trình.

            – Làm được các công việc về xây dựng công trình tại các đơn vị thực tập sản xuất;

+ Thái độ :

– Lao động có kỷ luật và tác phong công nghiệp

– Thể hiện  tính cẩn thận, chính xác và kiên trì trong quá trình học.

  1. Cơ hội việc làm

            – Làm công nhân trong các tổ chức, đơn vị hay nhóm thợ chuyên thi công các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi.

            – Tự tổ chức tổ, nhóm thợ thực hiện các công việc trong xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi.

             – Đi xuất khẩu lao động.

  1. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
  2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

            – Thời gian khóa học: 3 tháng

            – Thời gian học tập: 12 tuần

            – Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ

            – Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun và thi tốt nghiệp: 40 giờ

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

– Thời gian học lý thuyết:114 giờ; Thời gian học thực hành: 336 giờ

 III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

   Mã MH,       MĐ               Tên môn học, mô đun            Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số               Trong đó
     Lý
thuyết
   Thực
hành
   Kiểm
tra
MH 01 Vật liệu xây dựng 30 24 4 2
MH 02 An toàn và bảo hộ lao động 30 21 5 4
MĐ 03 Chuẩn bị thi công 30 11 16 3
MĐ 04 Xây gạch, đá 110 14 86 10
MĐ 05 Thi công bê tông 40 8 28 4
MĐ 06 Trát vữa 80 11 64 5
MĐ 07 Láng, lát, ốp 40 10 26 4
MĐ 08 Thực tập sản xuất 80 11 65 4
  Tổng cộng 440 110 294 36

Ý kiến của bạn