CTĐT ngành Kế toán doanh nghiệp

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

 

 

Tên nghề: Kế toán doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh:

– Độ tuổi: từ 15 tuổi trở lên

– Trình độ học vấn: Trung học cơ sở trở lên

– Sức khỏe: Tốt

Số lượng mô đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

Mô tả khóa học

Chương trình dạy nghề Kế toán doanh nghiệp được thiết kế để đào tạo người học trở thành những người có tác phong công nghiệp, hợp tác với đồng nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ nghiệp vụ kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ.

Chương trình khóa học bao gồm các nội dung căn bản về kế toán, hướng dẫn lập sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, hướng dẫn kê khai thuế GTGT tại các các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về sử dụng phần mềm kế toán một trong những kỹ năng rất cần thiết và là một lợi thế cho việc phát triển bản thân người học.

  1. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC
  2. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

– Kiến thức:

+ Trang bị những kiến thức cơ bản về đối tượng, phương pháp hạch toán và nguyên lý chung tổ chức hạch toán Kế toán

+ Học viên được đào tạo chuyên sâu thực hành Kế toán doanh nghiệp, gồm tất cả các phần hành Kế toán (vốn bằng tiền, tiền lương, bảo hiểm xã hội, vật liệu, tài sản cố định, thanh toán, tiền vốn, báo cáo Kế toán…). Ngoài ra, theo yêu cầu người học, còn có thể giới thiệu thêm một số chuyên đề về đặc điểm Kế toán các ngành khác (thương mại, xây dựng cơ bản, nông nghiêp, xuất nhập khẩu, kinh doanh, dịch vu…).

– Kỹ năng:

+ Thực hiện đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán theo quy định.

+ Thực hiện báo cáo tài chính một cách thành thạo.

+ Thực hiện quyết toán thuế GTGT dễ dàng.

– Thái độ:

+ Yêu thích công việc kế toán;

+ Có tinh thần làm việc vì cộng đồng, có trách nhiệm với công việc và xã hội;

+ Biết tự tin, khẳng định năng lực, có tinh thần học hỏi, cầu tiến trong công việc.

  1. Cơ hội việc làm

Sau khi học xong (nếu đạt yêu cầu) người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên kế toán từng phần hành, hoặc kế toán tổng hợp nghiệp vụ hoặc kế toán trưởng tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

– Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

  1. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI  GIAN  THỰC HỌC  TỐI  THIỂU
  2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian đào tạo: 03 tháng.

– Thời gian học tập: 12 tuần.

– Thời gian thực học: 440 giờ.

  1. Phân bố thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 140 giờ; Thời gian học thực hành và kiểm tra 300 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

TT Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MĐ 01 Lý thuyết kế toán 75 50 20 5
MĐ 02 Lập sổ sách kế toán 185 40 135 10
MĐ 03 Lập Báo cáo tài chính 60 20 38 2
MĐ 04 Hướng dẫn kê khai thuế GTGT 45 10 33 2
MĐ 05 Phương pháp sử dụng phần mềm kế toán 60 10 45 5
Tổng cộng 440 140 276 24

Ý kiến của bạn