KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
E.mail: [email protected]
A. CHỨC NĂNG:
1. Tham mưu Hiệu trưởng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, giáo trình học tập thuộc các chuyên ngành của Khoa.
2. Thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức thuộc các chuyên ngành của Khoa.
3. Thực hiện quản lý công tác chuyên môn và quản lý học sinh, sinh viên (HSSV) thuộc Khoa.
B. NHIỆM VỤ:
1. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa theo mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của HSSV.
2. Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của Nhà trường, cụ thể:
a. Giảng dạy:
– Giảng dạy các môn cho hệ Phổ thông cơ sở để bổ túc Văn hoá, bao gồm các môn học: Toán, Lý, Hoá, Văn và Tiếng Việt.
– Giảng dạy các môn chung và môn cơ sở đối với các ngành hệ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề, bao gồm các môn học: Toán đại cương, Vật lý đại cương, Hoá học đại cương, Toán ứng dụng, Toán cao cấp, Quy hoạch tuyến tính, Xác suất thống kê, Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin; Tin học đại cương, Tin học ứng dụng, Tin học văn phòng, Tin học ứng dụng chuyên ngành, Lập trình, Thiết kế WEB, Quản trị mạng; Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Pháp luật Đại cương, Pháp luật Kinh tế, Luật Kế toán, Pháp luật Xây dựng, Chính trị, Kinh tế Chính trị, Pháp luật đại cương
b. Quản lý:
– Phòng thực hành máy tính.
– Phòng thí nghiệm Vật lý, Hóa học. Phòng học Tiếng (ngoại ngữ)
3. Quản lý Giáo viên thuộc Khoa và căn cứ kế hoạch đào tạo, lịch giảng dạy, kế hoạch thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp được giao để phân công Giảng viên, Giáo viên (sau đây gọi chung là Giáo viên) trong Khoa thực hiện. Phân định chuyên môn, nội dung giảng dạy các môn học đối với Giáo viên thuộc Khoa. Cụ thể hoá mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của từng môn học trong Khoa nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện.
4. Tổ chức biên soạn chương trình, đề cương, giáo trình, bài giảng môn học, tài liệu hướng dẫn thực hành, thực tập thuộc Khoa phụ trách khi có kế hoạch; Cập nhật các tài liệu phục vụ cho giảng dạy; Tổ chức nghiên cứu cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập; Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập; Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về: Chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc áp dụng tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật vào giảng dạy, sản xuất.
5. Xây dựng kế hoạch, đề cương và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với Giáo viên trong Khoa; Tổ chức bồi dưỡng Giáo viên mới, Giáo viên dạy giỏi, Giáo viên tập sự trong Khoa về chuyên môn và sư phạm; Tham gia các hoạt động học thuật của Trường. Tổ chức hội thảo chuyên đề, dự giờ, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của Giáo viên.
6. Phối hợp với các Đơn vị chức năng tổ chức đánh giá công tác giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy. Đề xuất Hiệu trưởng hướng giải quyết để không ngừng hoàn thiện công tác quản lý giảng dạy và học tập ở Trường.
7. Tổ chức triển khai thực hiện các qui chế, qui định về đào tạo, Kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo. Phối hợp với các đơn vị có chức năng theo dõi, đánh giá kết qủa rèn luyện HSSV trong quá trình đào tạo theo các qui định;
Theo dõi việc thực hiện công tác Giáo viên Chủ nhiệm của Giáo viên trong Khoa; Quản lý học tập đối với HSSV, các công tác rèn luyện HSSV về: Thực hành, Lao động sản xuất. Đề xuất với Nhà trường xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc giảng dạy, học tập của Khoa.
8. Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu Khoa học – Kỹ thuật, dịch vụ khoa học và công nghệ hoặc áp dụng tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật vào giảng dạy, thực tập phục vụ sản xuất. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các Hội thảo khoa học chuyên Ngành. Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học các cấp được giao và các đề tài với các cơ quan, đơn vị bên ngoài. Hướng dẫn HSSV nghiên cứu khoa học.
9. Triển khai việc thực hiện các Văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với Giảng viên, Giáo viên thuộc Khoa. Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các Văn bản của Trường và các cấp khi gửi đến Khoa; Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Trường; Phát huy truyền thống tốt đẹp của Người Giáo viên Nhân dân.
10. Xác nhận các giấy tờ của HSSV thuộc Khoa phụ trách. Quản lý và lưu trữ kết quả học tập, bài thi kết thúc môn học theo qui định.
11. Thực hiện việc thi hết môn, thi tốt nghiệp thuộc Khoa quản lý theo kế hoạch chung của Trường. Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên Ngành thuộc Khoa.
12. Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc Khoa; Thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của Trường.
13. Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
14. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Nhà trường giao.